Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ khác nhau như thế nào?

so sánh trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp

Bài viết này, Đặng Minh Tuân sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ khác nhau như thế nào cũng như làm thế nào. Từ đó các nhà đầu tư có thể hiểu sâu và lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp với mình để đầu tư. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ được phát hành bởi doanh nghiệp, chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế. Ý nghĩa của trái phiếu nhằm huy động vốn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, các công trình công cộng hoặc cân bằng thu chi ngân sách.

Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được gọi là trái chủ. Trái chủ sẽ được nhận lãi định kỳ theo tháng, quý hoặc năm. Tổ chức phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ trả lãi định kỳ cho đến khi hết hạn trái phiếu.

So sánh sự khác nhau giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ

Có hai loại trái phiếu mà các nhà đầu tư hay nhắc đến đó là trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp. Cả 2 loại trái phiếu này đều là chứng nhận nghĩa vụ nợ và trả lãi định kỳ cho trái chủ. tuy nhiên sẽ có một vài điểm khác nhau như:

So sánh sự khác nhau giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ

1. Tổ chức và mục đích phát hành

Trái phiếu chính phủ được phát hành bởi Bộ tài chính. Với mục đích huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho dự án đầu tư nhà nước. Còn trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi các doanh nghiệp. Trái phiếu này phát hành với mục đích bổ sung vốn kinh doanh hoặc tài trợ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Hình thức phát hành

Trái phiếu chính phủ sẽ được phát hành thông qua hình thức đấu giá. Trái phiếu doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp tự quyết định trong mỗi đợt phát hành. Doanh nghiệp tự quyết định phải dựa theo quy định tại thị trường phát hành.

3. Lãi suất

Trái phiếu chính phủ được phát hành theo lãi suất cố định. Đó là thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu do Kho bạc nhà nước quyết định theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. Trái phiếu doanh nghiệp sẽ được phát hành với lãi suất cố định. Thả nổi hoặc kết hợp cố định và thả nổi. Mức lãi suất được xác định phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

4. Rủi ro

Đối với doanh nghiệp, trái phiếu có mức độ rủi ro tương đối do phụ thuộc vào khả năng thanh toán doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì trái phiếu chủ sẽ được nhận lại vốn trước cổ đông sở hữu trái phiếu sau khi doanh nghiệp hoàn tất các nghĩa vụ nợ.

Đối với chính phủ, trái phiếu có mức độ rủi ro cực thấp. Bởi chính phủ có khả năng tạo tiền để gốc và lãi cho trái phiếu. Vậy nên khả năng mất thanh khoản gần như không có. Nếu bạn thuộc tips người đầu tư ăn chắc mặc bền thì có thể tham khảo loại đầu tư này.

5. Kỳ hạn

Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 và 50 năm. Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn thường ngắn hơn khoảng 1 – 3 năm.

6. Khả năng chuyển đổi sang cổ phần

Nếu là trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi sang vốn cổ phần. Lúc này trái chủ trở thành cổ đông của doanh nghiệp có quyền biểu quyết và nhận trả cổ tức. Đối với trái phiếu chính phủ sẽ không được phép chuyển đổi. Nhà đầu tư chỉ có thể nắm giữ đến hết vòng đời trái phiếu hoặc bán đi.

Cần lưu ý gì khi mua trái phiếu?

Mới mức độ rủi ro hầu như không có, đối với trái phiếu chính phủ mức lãi suất sẽ thấp hơn ngân hàng. Ngược lại trái phiếu doanh nghiệp sẽ có mức lãi suất cao hơn ngân hàng. Vì vậy các nhà đầu tư hãy cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố.

lưu ý khi mua trái phiếu

Hơn nữa, khi lực chọn đầu tư trái phiếu các nhà đầu tư cần cân nhắc thêm:

– Uy tín doanh nghiệp phát hành rất quan trọng. Bởi việc trả lãi và thanh toán gốc phụ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nên khi lựa chọn đầu trư trái phiếu của doanh nghiệp nào bạn hãy tìm hiểu kỹ tình hình và nguồn tài chính của doanh nghiệp đó.

– Xem xét kỹ các điều khoản phát hành trái phiếu, lãi suất, thời hạn trả lãi, cam kết bán lại trái phiếu, tài sản đảm bảo…

Không chỉ riêng trái phiếu chính phủ hay trái phiếu doanh nghiệp, trong tất cả các loại hình đầu tư bạn đều nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và tích lũy được khối kiến thức cơ bản để đảm bảo không mắc phải những sai lầm không đáng có.

Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn về chứng khoán. Các bạn vui lòng liên hệ với Đặng Minh Tuân theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ:

Đặng Minh Tuân

Trưởng phòng môi giới HN2 – Hơn 10 năm kinh nghiệm

Hotline/Zalo: 093.111.4089

Địa chỉ: 23 Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *